Giai đoạn lứa tuổi dậy thì cũng là lúc mụn trứng cá có cơ hội
phát triển mạnh nhất. Vì thế nếu không sử lý dứt khoát thì sẽ để lại các di chứng
như sẹo,hoặc những vết thâm…
Mụn hình thành như thế nào
Trên da mặt thường có một lượng bã nhờn (sébum) nhất định.
Khi sébum quá nhiều, chúng sẽ làm bít lỗ chân lông và những nốt đen xuất hiện
trên da mặt. Những nốt đen này khi gặp các loại vi khuẩn trên bề mặt da (đặc biệt
là da nhờn) sẽ chuyển thành mụn hoặc mụn bọc nhỏ khi sébum bị gò bó dưới da. Mụn bọc dưới tác động của các hoóc-môn sẽ chuyển
thành những chiếc mụn trứng cá lớn hơn.
Phương pháp “xử lý” mụn trứng cá
Việc xử lý mụn phụ thuộc vào số lượng mụn nhiều hay ít. Với
mỗi trường hợp, cần hạn chế đến mức tối đa việc nặn mụn để tránh bị nhiễm trùng
hoặc bị lây sang vùng da khác. Nếu mặt bạn có những nốt nhú (nốt cứng màu đỏ và
hơi đau) hay mụn mủ (mụn đã có mủ do nốt đen bị nhiễm trùng) hoặc mụn mủ lớn (sự
kết hợp của hai loại trên), bạn có thể sử dụng một vài sản phẩm trị mụn trứng
cá có bán nhiều trên thị trường như gel diệt khuẩn hoặc miếng thuốc cao để dán
trực tiếp lên mụn.
Tuy nhiên với các giải pháp điều trị mụn trứng cá như uống
hoặc bôi thuốc lên bề mặt da để làm teo hay làm khô các ổ viêm nhiễm này chỉ là
giải pháp tạm thời. Khi ngưng dùng thuốc, mụn sẽ lại bùng phát.
Do vậy muốn trị hết sạch mụn và để mụn không có cơ hội quay
trở lại, ngoài việc làm sạch ổ nhiễm khuẩn trên bề mặt da còn phải tác động được
vào các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể trực tiếp gây nên hiện tượng mụn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét